Sơ đồ tiến trình cơ bản điện học tại tim (không bị tác động bởi các yếu tố khác) nắm vững phần đại cương này sẽ ứng dụng được nhiều vào lâm sàng và điều trị.

Tính tự động của nút xoang (SA) và sự đáp ứng với tín hiệu khử cực (depolarization) lan truyền từ nhĩ xuống thất và sự đáp ứng với kích thích khử cực này đưa đến kết quả cuối cùng là co cơ nhĩ/cơ thất nhằm bơm máu cung cấp cho cơ thể.
Đầu tiên ta sẽ đi theo trình tự điện học xuất hiện trong hệ thống dẫn truyền thần kinh tại tim, đây là tập hợp các tế bào tạo nhịp chuyên biệt được biệt hoá phát ra những xung động với giá trị tần số khác nhau trong đó tế bào tạo nhịp tại nút SA có cường độ tạo tín hiệu nhanh nhất trong khoảng 60-100 nhịp/phút nên sẽ là nút chủ nhịp của tim ở người bình thường, các tế bào nằm tại các phần khác có tần số phát nhịp nhỏ dần từ nút AV đến mạng lưới Punkinjie nên sẽ bị triệt tiêu bởi làn sóng tín hiệu khử cực lan truyền tới, để hiểu điều này ta chỉ cần hiểu rõ về thời gian trơ tuyệt đối của các kênh ions cụ thể là kênh Na+ bị bất hoạt tại mỗi tế bào tạo nhịp là khác nhau nên nếu nút SA phát nhịp nhanh nhất (trước các tế bào nơi khác) khiến cho các tế bào đó không đủ thời gian để đạt được điến thế màng tối ưu để tự khử cực khi sóng khử cực có nguồn gốc từ SA đi qua các tế bào này gây mở và bất hoạt ngay các kênh ions trên tế bào tạo nhịp này nên triệt tiêu hoàn toàn tính chủ nhịp của các mô phát tần số chậm hơn nút xoang nhĩ. Đường truyền sóng khử cực sẽ đi từ SA truyền qua AV tại đây là mạng lưới các sợi dẫn truyền đan xen nhau nên các sóng có xu hướng bị rối loạn sinh lý điện học và triệt tiêu nhau (nút tắt nghẽn sinh lý) vì thế nên xung động sẽ bị chậm lại đôi khi truyền qua nút AV đây là điều cần thiết để tạo ra sự phân ly nhĩ-thất (nhĩ bóp trước, thất giãn nhận máu-thất co), khi qua nút SA sóng lan truyền qua bó His tại đây gồm các sợi dẫn truyền và các tế bào tạo nhịp, bó này gốm nhánh phải dài hơn nhánh trái vì vậy nhánh phải hay bị tổn thương (thiếu máu…) và bị tắc nghẽn (block nhánh phải) nhánh trái ngắn hơn nhánh phải và chia thành các nhánh trái trước-trái sau cuối cùng các nhánh phải/trái phân chia thành mạng lưới gồm các nhánh nhỏ hơn và ôm lấy toàn bộ cơ thất co vai trò dẫn truyền điện học đến mạng lưới cơ tim.
Vì SA là chủ nhịp nên chỉ cần tìm hiểu về hoạt động điện thế tại đây, khác với tế bào cơ tim tế bào tạo nhịp có nhiều kênh type L calcium channels (kênh canxi đáp ứng với điện thế màng cao) đây là kênh giúp khử cực tại tế bào này và tạo xung động lan truyền tiếp, mức điện thế để mở kênh này vào khoảng -65mV, nhưng bình thường điện thế nghỉ của tế bào là -90mV nên để tăng điện thế đến ngưỡng cần có thêm dòng ions dương đi vào giai đoạn cần thêm đó lượng ions đó gọi là pha khử cực tâm trương ở giai đoạn này tế bào giảm tính thấm với ions K+ đi ra và tăng tính thấm với ion Na+ đi vào qua kênh if (loại kênh HCN) và Ca²+ đi qua kênh type T (bị bất hoạt ở -20mV) khi đạt ngưỡng tế bào này mở cho dong calcium đi vào và khử cực màng và cứ thế tạo ra dòng điện thế lan truyền qua hệ thống, kênh Calci type L bị ức chế bởi phức hợp Calci-calmodulin nên sẽ bị đóng lại ngay sau khi Calcium tràn vào, giai đoạn tái cực các kênh K+ mở ra gây hạ điện thế xuống mức gần bình thường cùng kết hợp với bơm đông vận Ca²+/Na+; bơm Na+/K+ ATPase thiết lập lại điện thế màng -90mV và ngay sau đó là pha khử cực tâm trương tiếp nối tạo nên tính tự đông và nhịp nhàng của tim.
Màng cơ tim chỉ đáp ứng với tín hiệu khử cực đạt ngưỡng và không vào thời điểm trơ tuyệt đối của cơ tim (kênh Na+ thoát khỏi giai đoạn ức chế), điện thế hoạt động gồm 5 phase:
(0) Dòng Na+ tràn vào cực nhanh gây khử cực thất (trên ECG tạo ra QRS) lúc đó màng trong dương nên bất hoạt hoàn toàn kênh Na+ (trơ tuyệt đối) khi này kênh K+ mở ra nhưng bị giảm tính thấm do sự ức chế của cAMP nội bào (1) ngoài ra kênh Calcium phụ thuộc điện thế type L sẽ mở ra do kích thích của điện thế và cAMP nên tạo ra pha bình nguyên (2) cũng tương tự khi nồng độ Calcium nội bào đạt ngưỡng để giải phóng Ca²+ qua Sarcoplasmic reticulum (lưới cơ tương) gây co cơ tại đây và lượng ions Ca²+ nhỏ khác sẽ tạo phức hợp với Calmodulin đóng kênh Ca²+ type L. (3) mở kênh K+ gây ra pha tái cực (sóng T trên ECG) nửa cuối pha (3) 1 lượng ions Na+ thoát ức chế nên được gọi là (trơ tương đối-nửa sau pha 3), khi K+ ngoại bào tăng cao sẽ kích hoạt bơm Na+/K+ ATPase và bơm đồng vận Ca²+/Na+ tạo ra điện thế nghỉ ban đầu (-70mV; pha 4 hồi phục lại nồng độ phân bố ions như ban đầu).
Trên đây là sơ đồ tiến trình cơ bản điện học tại tim (không bị tác động bởi các yếu tố khác) nắm vững phần đại cương này sẽ ứng dụng được nhiều vào lâm sàng và điều trị.
Bài viết liên quan