GÃY XƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH TỰ SỬA CHỮA

Ắt hẳn mọi người cũng đã có lần bị gãy tay và lúc đó thì ta phải đi bó bột, lúc đó bản thân mình tự hỏi là tại sao xương có thể lành lại được khi bị gãy?. Vậy cơ chế nào dẫn đến sự sửa chữa của xương, hãy cùng mình đi giải đáp thắc mắc này nhé.
Gãy xương là hiện tượng xương bị vỡ. Có nhiều loại gãy xương được phân theo các mức độ tổn thương.
+ Đơn giản (kín) — phần gãy vẫn ở trong tử thế giải phẫu; xung quanh tổn thương mô nhỏ (da không bị rách).
+ Phức tạp (hở) —phần xương gãy di động; và nó làm rách da; có sự phá hủy rộng đến các mạch máu, thần kinh, và cơ xung quanh. Việc rách da tạo đường vào cho vi khuẩn, có thể gây osteomyelitis, hay còn gọi là viêm xương Greenstick.
+ Gãy cành tươi—xương bị gãy theo chiều dọc. Xương trẻ em chứa nhiều collagen hơn người lớn và có xu hướng vỡ ra nhiều mảnh hơn là bị gãy một đường.
+ Gãy vụn —hai hoặc nhiều hơn đường gãy tạo ra nhiều mảnh xương vỡ.
+ Gãy xương nêm chặt —đoạn gãy xương đè nén lên đoạn khác; có thể tạo ra nhiều mảnh vỡ xương
+ Gãy xương bệnh lý (tự phát)— một xương có thể bị gãy ngay cả khi không có chấn thương nhiều bệnh lý đi kèm về xương như là chứng loãng xương.
QUÁ TRÌNH TỰ SỬA CHỮA CỦA XƯƠNG
Ngay cả gãy xương đơn giản liên quan đến tổn thương xương điển hình cũng phải được sửa chữa để xương có thể có lại chức năng bình thường. Các mảnh vỡ xương chết hoặc xương bị tổn thương được loại bỏ đầu tiên. Điều này được thực hiện bởi tế bào hủy xương, nó hòa tan và tái hấp thu muối canxi của chất căn bản xương. Cứ tưởng tượng một tòa nhà sụp đổ; đống đổ nát cần phải được loại bỏ trước khi việc xây dựng lại bắt đầu.Đấy là việc hủy cốt bào làm. Tiếp đó, xương mới sẽ được sản xuất. Lớp trong màng xương chứa tạo cốt bào, chúng hoạt động khi xương bị phá hủy. Tạo cốt bào sản xuất chất căn bản xương để nối những phần xương vỡ lại với nhau.
Bởi phần lớn xương đều có nguồn cung cấp máu tốt, quá trình sửa chữa thường khá nhanh, một xương gãy đơn giản thường liền trong 6 tuần. Tuy nhiên mộ vài phần của xương có lượng máu cung cấp nghèo nàn, quá trình liền xương sẽ lâu hơn. Những khu khu vực đấy là cổ xương đùi (vùng gãy hông) và phần ba dưới xương chày.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sửa chữa bao gồm tuổi tác, tình trạng sức khỏe, và dinh dưỡng. Người già và người yếu thường liền xương chậm. Chế độ ăn đủ canxi, photpho, vitamin D và protein cũng quan trọng. Nếu một trong những dưỡng chất này bị thiếu, xương sẽ sửa chữa lâu hơn.

Bài viết liên quan