Sinh Lý Thần Kinh (phần 1):
Cảm giác thân thể là những thông tin được chuyển đổi từ môi trường bên ngoài tác động lên chúng ta, ví dụ như nghe thấy âm thanh thì quá trình chuyển đổi này ban đầu khởi phát từ các sóng dao động của không khí khi truyền qua ống tai ngoài đến màng nhĩ sẽ làm rung động màng mỏng này theo 1 tần số nhất định, chính sự dao động của màng nhĩ là sự chuyển đổi thông tin ban đầu (dao động của không khí=> dao động của màng nhĩ=> làm các xương nhỏ chuyển động=> chuyển động dịch của ốc tai=> phát ra điện thế=> đi về vỏ não thái dương=> cảm xúc về âm thanh mà ta biết được).
Trong phần sinh lý cảm giác chúng ta đã được tìm hiểu 1 cung phản xạ đầy đủ, phản xạ ở đây chính là các quá trình chuyển đổi/truyền tin/tiếp nhận-phân tích-xử lý/phản hồi/cơ quan đáp ứng, các phản xạ này có thể ngắn được gọi là phản xạ tủy (dưới vỏ não nên không bị chi phối bởi ý thức/ý muốn) hoặc phản xạ dài là phản xạ có sự liên quan với tế bào vỏ não (có ý thức-chúng ta có thể cảm nhận/điều khiển được) nhưng nên nhớ rằng 1 phản xạ đầy đủ nó gồm có quá trình cảm giác (cảm nhận) và quá trình phản hồi (đáp ứng) bài viết chúng ta hôm nay chỉ xoay quanh phần cảm nhận (cảm giác thân thể):
Để cảm giác được thế giới bên ngoài chúng ta cần có các cơ quan biệt hoá về chuyển đổi và mã hoá thông tin từ môi trường, nói sâu hơn mọi kích thích đều cần được tiếp nhận và xử lý ban đầu qua các thụ thể cực nhỏ nằm trong da, các tạng, hệ thống cơ-xương-khớp, mạch máu…
nhưng dù nằm ở đâu, chúng ta sẽ phân loại chúng qua cơ chế tiếp nhận kích thích của chúng vì vậy có 5 loại thụ thể tồn tại:
1- Thụ thể cơ học, giúp phát hiện tình trạng đè ép/căng/biến dạng của thụ thể (có nhiều ở da).
2- Thụ thể nhiệt, phát hiện ra sự thay đổi nhiệt độ môi trường (phân bố nhiều ở da).
3- Thụ thể đau, phát hiện ra tình trạng tổn thương mô có hoặc không thể hồi phục (phân bố từ nông đến sâu).
4- Thụ thể cảm nhận điện từ, phân bố ở võng mạc rất nhạy cảm với ánh sáng.
5- Thụ thể hoá học, phát hiện các vị ở lưỡi, các mùi, hoặc nồng độ CO2/O2 máu và áp suất thẩm thấu máu.
Đặc tính của các thụ thể là dù rất nhiều nhưng mỗi loại thụ thể đáp ứng chọn lọc với kích thích nhất định để truyền về vỏ não cảm nhận/hoặc trung tâm dưới vỏ, các thụ thể này có thể phát ra xung điện thế thần kinh kan truyền bằng cách mở các cổng cho ions đi vào do tác động của cơ học hay sự thay đổi nhiệt độ làm tăng tính thấm của ions, mở kênh do chất gắn hoặc tác động của sóng điện từ làm di chuyển ions qua màng.
Tính chất của 1 kích thích bao gồm: cách thức tác động, vị trí cảm nhận trong không gian, ngưỡng kích thích, cường độ, tần số, thời gian kích thích mỗi tính chất này sẽ được mã hoá bởi 1 tập hợp thụ thể cảm nhận riêng sau đó chúng sẽ cùng truyền tin về 1 tập hợp thân neurons vỏ não có chức năng tương ứng để cảm giác được kích thích, về đường truyền xung điện thế gồm các sợi thần kinh có thân tế bào nằm ở hạch gai, các sợi này có đường kính khác nhau gồm sợi A (sợi nhanh) Aalpha, Abeta, Agama và Adelta và sợi C (sợi nhỏ-dẫn truyền chậm) sở dỹ do sợi A dẫn truyền nhanh do chúng được bao bọc bởi tế bào Schwann tạo ra các túi bọc myelin dọc theo sợi trục, giữa các bọc có các eo nơi đây chứa nhiều kênh ions còn dưới bao myelin không hề có kênh ions nào vì vậy khi xuất hiện điện thế chúng sẽ di chuyển rất nhanh theo kiểu nhảy cóc vì thế tốc độ dẫn truyền sẽ nhanh ngược lại với sợi C, neuron nằm tại hạch gai cho 1 sợi trục ngắn đi qua lỗ gian đốt sống rồi tạo synape với neuron ở sừng sau tủy sống, sau đó tùy vào thụ thể nhận kích thích neuron này có thể bắt chéo qua sừng trước phía đối diện để đi lên đồi thị tạo synape (dẫn truyền cảm giác đau-nhiệt)/neuron ở sừng sau sẽ cho sợi trục đi thẳng lên đến hành não rồi mới bắt chéo sang phía đối diện rồi tiếp tục đi lên tạo synape với đồi thị (cảm giác sâu có/không ý thức-bó thon/chêm).
Ngoài ra khi ta cảm nhận kích thích chúng ta còn biết tại nơi nào trên cơ thể tiếp xúc với kích thích (thường là cảm giác nông, cảm giác sâu thường cho ta sự khó chịu và chiếu lên bề mặt da theo kiểu quy chiếu) đó là nhờ cảm giác bản thể giúp ta định vị trong không gian phần lớn các sợi đi lên vỏ não đều tận cùng trong tiểu não, 1 phần nhỏ đi lên vỏ não giúp ta cảm nhận được vị trí.