Sinh lý hệ Tiêu Hoá: (Phần 1)
Hệ tiêu hoá được ví như nơi tiếp nhận-xử lý- hấp thu-thải trừ, những thực phẩm mà ăn hàng ngày bao gồm tinh bột (carbonhydrat), chất béo (lipid) và thịt (protein), ngoài những thực phẩm chính yếu kể trên còn có các chất vô cùng cần thiết cho cơ thể như: nước, các ions (Na+/K+/Cl-…) các chất vi lượng (Mg, Zn, Cu…) hoặc các vitamin (A, B, C, D…), những thực phẩm/chất này chứa trong nhiều loại thức ăn bao gồm cả Thực vật/Động vật.
Quá trình tiếp nhận và xử lý thô xơ những thực phẩm này được bắt đầu từ miệng và xuyên suốt theo chiều dài của hệ thống tiêu hoá, tại mỗi nơi của hệ thống tiêu hoá sẽ có vai trò chung/riêng có thể giống hoặc rất khác nhau ví dụ như tại dạ dày là nơi nhào trộn thức ăn với dịch vị (pepsin, acid chlohydric, nước…) để tạo ra dưỡng chấp, hay là tại ruột non nhằm hấp thu các chất này vào trong máu/hệ bạch huyết hoặc ruột ra là nơi cô đặc sản phẩm cặn bã còn lại và chuyên chở những thành phần không tiêu hoá/hết dưỡng chất đi ra ngoài (phân).
Tiêu hoá tại miệng: Đây gồm những phức hợp vận động cơ học của hệ thống cơ (cơ nhai, cơ cắn, cơ lưỡi,…) nhằm tạo ra vận động của hàm dưới trong khi hàm trên luôn luôn cố định mục đích là cắn-xé-nghiền nhỏ thức ăn, ngoài ra tại miệng còn có hệ thống các tuyến nước bọt nhằm vai trò bôi trơn giảm ma sát trong quá trình nhai hoạt động và đưa thức ăn xuống thực quản dễ dàng hơn, sau quá trình nhai là nuốt gồm 3 giai đoạn: có ý thức (miệng) -không có ý thức (hầu) – giai đoạn thực quản cuối cùng nhờ có sóng nhu động là kết hợp của sự co cơ vòng bên trong và co cơ dọc bên ngoài đã đưa từng đợt thức ăn xuống đến dạ dày, nơi dạ dày nối với thực quản có cơ vòng thực quản mỗi khi sung động lan truyền tới sẽ kích thích cơ này giãn ra và tiếp nhận thức ăn, biểu mô của thực quản là loại lát tầng không sừng hoá thích hợp cho việc di chuyển của khối thức ăn.
Tiêu hoá tại Dạ dày: Khi thức ăn xuống dạ dày từng đợt sẽ kích thích lên các thụ thể căng trên thành dạ dày khiến dạ dày giãn ra tiếp nhận thức ăn, phần thức ăn mới sẽ nằm bên trong và thức ăn cũ sẽ nằm bên ngoài nếu coi là đường tròn đồng tâm, dạ dày có thể chứa 1 lượng thức ăn khoảng 1,5 lit mà áp suất dạ dày không tăng lên, khi thức ăn bên trong dạ dày đầy xuất hiện những co bóp từ vùng giữa thân vị với tần suất 3-4 lần/phút, chiều của nhu đông hướng về môn vị theo cường độ tăng dần, khi đẩy dưỡng chấp đến gần cơ thắt môn vị khiến cơ này giảm trương lực và mở nhẹ cho vài ml dưỡng chấp đi qua, phần lớn sẽ bị dội lại và tạo nên sự nhào trộn lặp lại nhằm cho thức ăn thấm đều dịch vị, tại vùng đáy vị và thân vị của nhiều tuyến acid gồm:
1- Tế bào viền tiết HCl và yếu tố nội, hoạt đông tiết HCl được kích thích trực tiếp bởi hệ phó giao cảm (dây X) gián tiếp qua Gastrin, Histamin.
2- Tế bào chính tiết ra pepsinogen và Lipase dạ dày.
3- Tế bào ELC tiết ra Histamin tác động qua H2 receptor kích thích tiết HCl.
4- Tế bào cổ tuyến là các tế bào gốc có thể biệt hoá thành các tế bào khác.
Trên bề mặt niêm mạc dạ dày là những tế bào biểu mô trụ đơn tiết nhầy nhằm bảo vệ niêm mạc khỏi dịch vị, Hang vị có thêm các tế bào G tiết ra Gastrin có vai trò thúc đẩy tiết HCl và kích thích tăng trưởng niêm mạc dạ dày. Sau khi thức ăn thấm đều dịch vị trở thành dưỡng chấp chúng sẽ được vận chuyển từng đợt xuống tá tràng, tại đây chủ yếu được hấp thu các chất dinh dưỡng do bề mặt hấp thụ rất lớn và quá trình tiêu hoá phụ thuộc vào nhiều cơ chế phức tạp.
Tiêu hoá tại Ruột non: Từ đây có nhiều hoạt động đan xen nhau nhằm phân cắt/vận chuyển thức ăn đi vào máu/bạch huyết, chúng ta biết rằng hệ thần kinh ruột hoàn toàn độc lập với hệ thần kinh sinh dưỡng, tuy vậy chúng có mối quan hệ tương tác để phát-thu nhận-đáp ứng tín hiệu cho nhau theo đúng 1 cung phản xạ, trong đó phản xạ dây X – dây X cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát lượng thức ăn đi vào ruột non phù hợp với khả năng tiêu hoá tại đây, ngoài ra còn có thêm cơ chế hormon cũng rất quan trọng để tạo ra những đáp ứng tiêu hoá với từng loại thức ăn.
Đoạn đầu tá tràng có nhiều tế bào S nhận đáp ứng kích thích từ H+ và Acid béo, sau đó sẽ tiết ra Secretin đi vào trong máu đáp ứng tại cơ quan đích, nó có vai trò tăng sản xuất HCO3- dịch tụy/mật nhằm trung hoà lượng acid tồn dư đi xuống, kích thích tế bào alpha tiểu đạo tụy tiết ra Glucagon, cơ chế là tạo ra cAMP làm tăng vận chuyển Cl- qua kênh CFTR vào ống tụy rồi lại vận chuyển HCO3- đối ngược với Cl- nên làm tăng HCO3- tại dịch tụy/mật. Khi xuống tá hỗng tràng có các tế bào I tiết ra CCK (cholecytokinin) được kích thích bởi acid amin/acid béo có tác dụng co bóp thành túi mật qua thụ thể CCK2R làm tăng IP3 nội bào gây nên co cơ, giãn cơ vòng oddi qua thụ thể CCK1R làm tăng cAMP nên ức chế MLCK gây giãn cơ, kích thích sản xuất HCO3- dịch tụy và tăng tiết Insulin và Glucagon, CCK còn kiểm soát tốc độ đưa dưỡng chấp xuống tá tràng, khi tụy nhận được các đáp ứng trực tiếp (Acetylcholin) hay gián tiếp (qua các hormon) sẽ tăng chế tiết các enzyme tụy ở dạng tiền chất gồm Trýpsinogen, Chymotrypsinogen, Procarboxyl-peptidase, Lipase và Amylase và nhờ enzyme Enterokinase trong ruột hoạt hoá thành dạng hoạt động sẽ thủy phân các chất Carbonhydrate/Trigkycerid/Protein thành các phân tử nhỏ hơn để dễ dàng hấp thu, hoạt động của các tuyến chế tiết rất quan trọng vì cung cấp lượng ions Na+ để vận chuyển Glucose/Glactose/acid amin/Dipeptid vào máu và cung cấp các phân tử nước (H2O) cho hoạt động thủy phân cũng như chế tiết HCO3-/Cl- để duy trì pH kiềm cho Enzyme tiêu hoá hoạt động, đây gồm các tuyến Brunner (chỉ có ở đoạn đầu tá tràng – chi phối bởi phó giao cảm tiết HCO3-) và tuyến Lieburkuhn (chi phối bởi giao cảm tiết Na+/Cl-/H2O).